Nội dung
Nếu bạn đã từng trải qua một sự kiện hoặc một chuỗi sự kiện khiến cho tinh thần, thể chất của bạn trở nên tồi tệ, thì bạn đã phải trải qua một trải nghiệm đau thương. Cảm giác bất lực, kinh hoàng, tinh thần kiệt quệ, đôi khi nó có thể khiến bạn suy ghĩ tới những hành động tiêu cực, hay tệ hơn là bằng cả hành động. Trong cuộc sống, có lẽ chẳng một ai là chưa từng trải qua những sự kiện tồi tệ như vậy, nhưng không phải ai cũng có đủ mạnh mẽ để vực dậy tinh thần và tiếp tục cuộc hành trình của cuộc đời họ.
Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý một vài cách nhỏ có thể giúp bạn phần nào vực dậy tinh thần sau những biến cố. Nhưng quan trọng hơn hết, chính bạn phải là người quyết định.
Đừng tự cô lập chính mình
Hãy gặp gỡ với bạn bè và gia đình của mình. Nếu những người khác đã có trải nghiệm tương tự, hãy nói chuyện với họ. Họ có thể có một số cảm xúc giống như bạn. Hãy mở liên lạc của bạn càng sớm càng tốt sau sự kiện đau buồn của bạn. Cô đơn sẽ khiến tâm lý của bạn đi xuống, những người mà bạn gặp sau đó sẽ giúp cho tinh thần của bạn trở lại. Việc này một phần cực kỳ quan trọng trong quá trình phục hồi của bạn.
Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia
Stress đi kèm với một sự kiện đau buồn có thể làm bạn tê liệt. Buồn bã, nỗi sợ hãi, đau buồn và trầm cảm có thể tồn phát sinh trong cơ thể. Nếu cảm giác của bạn ở trong tháng đầu tiên ngay sau biến cố đang trở nên nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của bạn, hãy tìm đến một chuyên gia tâm lý. Một chuyên gia bằng nhiều cách khác nhau mà có thể giúp bạn vực dậy tinh thần.
Tham gia các nhóm hỗ trợ
Trò chuyện về những gì bạn đang trải qua với những người có cùng vấn đề như bạn hoặc vẫn đang trải qua giống như bạn, có thể hữu ích sau một chấn thương. Những nhóm như thế này không chỉ giúp bạn thăng hoa mà còn có thể cung cấp cho bạn các mẹo về cách đối phó với những gì đang xảy ra. Bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý của bạn có thể chỉ bạn đến các nhóm hỗ trợ địa phương hoặc bạn có thể tìm một nhóm trực tuyến.
Đối mặt với nó, đừng lảng tránh
Dù bạn có thể cố gắng bỏ qua hoặc quên đi một sự kiện đau buồn nhưng điều quan trọng trong việc phục hồi là học cách hài lòng với những ký ức tồi tệ mà bạn đã trải qua, hãy đối diện, đừng lảng tránh nó. Đối mặt trực tiếp với cảm xúc của bạn là điều quan trọng vì chính bạn sẽ phải tự điều chỉnh cảm xúc của mình để vực đậy. Nếu bạn không trực tiếp đối diện với những gì đã xảy ra, nó sẽ luôn là một lổ hổng trong ký ức và tâm hồn của bạn. Đừng lảng tránh nữa, đối diện với nó đi.
Vận động
Hãy ra ngoài và di chuyển đi nào, đừng mãi nằm lỳ ở một góc tối nào đó. Các chuyên gia cho rằng đó là một trong những cách hiệu quả nhất để xử lý lỗ hổng tâm trạng sau một biến cố. Hít thở sâu, vươn vai nhẹ nhàng và đi bộ đều là những lựa chọn tốt. Nếu bạn muốn kế hoạch tập thể dục của mình trở nên khó khăn hơn một chút, điều đó cũng có thể hữu ích. Tuy nhiên, đừng ép buộc, đừng lạm dụng. Hãy tận hưởng, nếu bạn mệt mỏi, bạn nên nghỉ ngơi.
Lắng nghe cơ thể
Cơ thể (và tâm trí) của bạn sẽ cho bạn biết phải làm gì để chữa lành. Ăn các bữa ăn lành mạnh. Hãy nghỉ ngơi khi bạn có cơ hội. Làm những điều khiến bạn hạnh phúc. Đi tắm. Làm việc theo một lịch trình nghỉ ngơi đều đặn, nơi bạn đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi đêm trong một căn phòng mát mẻ, tối và yên tĩnh. Đọc. Làm điều gì đó với bạn bè. Đi dạo mát. Xem một trận bóng. Đi chơi. Hãy làm bất cứ điều gì khiến bạn cảm thấy dễ chịu, hãy dành thời gian để điều trị cho bản thân
Tránh xa rượu bia
Một thức uống để nhằm mục đích đưa bạn vào giấc ngủ hoặc để giải tỏa tinh thần là một cách mà một số người chọn để vượt qua căng thẳng sau một sự kiện đau buồn. Họ đang cố gắng làm tê liệt cảm xúc hoặc quên đi mọi thứ. Có thể cảm giác như nó hoạt động trong ngắn hạn, nhưng nó có thể gây thiệt hại về lâu dài. Vấn đề ở đây là, nếu căng thẳng tiếp tục, việc sử dụng rượu (hoặc ma túy) cũng có thể tiếp tục. Điều đó có thể dẫn đến các vấn đề về tinh thần và thể chất và sự phụ thuộc lâu dài.
Bắt đầu lại với những lịch trình cũ
Cuộc sống bình thường có thể bị gián đoạn bởi một sự kiện đau thương. Mục tiêu của những người đang cố gắng vượt qua căng thẳng của chấn thương là trở lại với lịch trình hàng ngày càng sớm càng tốt. Quay lại lịch trình hằng ngày có thể giúp bạn thiết lập lại cảm giác bình thường, cảm giác mà dường như không có sự căng thẳng nào cả, và giúp bạn lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống của mình.
Hãy giải quyết những vấn đề nhỏ
Hãy dành thời gian để giải quyết những vấn đề nhỏ trong cuộc sống của bạn để chúng không tích tụ và gây thêm căng thẳng. Nếu bạn có những việc lớn, hãy chia chúng thành những nhiệm vụ nhỏ, đặt một số mức độ ưu tiên, sau đó giải quyết chúng khi bạn có thể. Đánh dấu những thứ đó ra khỏi danh sách của bạn sẽ cho phép bạn tập trung vào các trận chiến lớn hơn.
Lùi lại và nhìn nhận lại cuộc sống của chính mình
Bạn có thể giảm bớt căng thẳng sau những biến cố bằng cách lùi lại, nhìn nhận lại cuộc sống của mình và tập trung vào những việc quan trọng. Tăng cường mối quan hệ với gia đình, bạn bè và cộng đồng xung quanh bạn. Đánh giá lại các mục tiêu cá nhân và đưa ra kế hoạch để đạt được chúng. Làm tình nguyện viên và đóng góp nhiều hơn một chút cho các tổ chức từ thiện, công tác xã hội. Tất cả những điều này có thể giúp bạn vực dậy tinh thần sau những tổn thương.
Thử với Thiền
Ngay cả khi bạn không quen với thiền, việc hướng nội để giảm bớt căng thẳng cũng có thể hữu ích. Hít thở sâu hoặc tập trung vào quá trình thở ra có thể giúp tinh thần thoải mái và thư giãn. Tập trung chú ý vào hơi thở hoặc vào các bộ phận của cơ thể trong khi thiền. Điều đó có thể giúp não bộ của bạn lờ đi sự căng thẳng mà bạn đang gặp phải. Bạn có thể muốn lặp lại một câu thần chú hoặc cầu nguyện. Chánh niệm, thái cực quyền và yoga cũng là những cách tuyệt vời để giúp bạn bình tĩnh hơn.
Ăn mừng trong cuộc sống
Điều quan trọng là bạn phải nhận ra rằng bạn có thể cảm thấy vui vẻ, ăn mừng những thành công và tận hưởng hơi ấm của gia đình và bạn bè ngay cả sau một sự kiện đau buồn. Đó là một phần của con đường phục hồi.
Âm nhạc chữa lành vết thương
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các sự kiện văn hóa như thể thao và nghệ thuật có thể giúp cộng đồng phục hồi sau một tổn thương chung. Âm nhạc cũng vậy, có thể không thể thiếu đối với cộng đồng và cá nhân, cho dù đó là liệu pháp âm nhạc, tạo nhạc hay chỉ để nghe. Ngồi thiền trong khi nghe một bài hát yêu thích cũng có thể hữu ích.
Tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của âm nhạc.
Lời khuyên cuối
Trong cuộc sống, ai cũng đã từng trải qua những cảm giác tồi tệ, những sự kiện khiến chúng ta kiệt quệ về cả thể chất lẫn tinh thần. Hãy nghĩ rằng, nó chỉ là những trải nghiệm, những ký ức nhẹ nhàng, nó giúp chúng ta trưởng thành hơn, đẩy mỗi chúng ta tiến về phía trước. Rất nhiều điều thú vị vẫn đang đợi chúng ta ở đoạn tiếp theo của cuộc đời, vì vậy, đừng từ bỏ.