Muộn giờ làm, hay còn được gọi là giờ cao su, là rất phổ biến ở nơi làm việc, cả Việt Nam lẫn những quốc gia khác trên thế giới, kể cả phương Tây. Theo một nghiên cứu năm 2014 của YouGov ở Mỹ cho thấy, trong khi gần một nửa số người Mỹ không bao giờ đi làm muộn, thì gần 1/5 (19%) nhân viên đi làm muộn ít nhất một lần trong một tuần.
Trong một thế giới lý tưởng, tất cả mọi người đều sẽ đi làm đúng giờ để làm việc và các hoạt động xoay quanh công việc. Tất nhiên, có rất nhiều lý do chính đáng để chúng ta phải đi làm đúng giờ. Sẽ thật khó chịu và không hiệu quả khi thời gian quý báu của chúng ta bị lãng phí vì phải chờ những nhân viên khác đang trên đường đi đến chỗ làm, hoặc thậm chí là vẫn còn lẩn quẩn ở nhà của họ.
Bất chấp những nỗ lực dũng cảm của bạn để đối đầu với những người đồng nghiệp thường xuyên đến muộn và cố gắn chữa trị chứng đi trễ kinh niên cho họ, có lẽ là bạn vẫn chưa thành công trong công cuộc to lớn này.
Đó không phải lỗi của bạn. Có những lý do tâm lý để giải thích tại sao mọi người thường xuyên đi trễ. Một số người, họ thường khó đến muộn. Và chúng ta không nên nhanh chóng đổ lỗi cho họ, không phải ai đi làm muộn cũng đáng trách. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những nhân viên đi làm muộn thường xuyên sở hữu 3 đặc điểm rất đáng mong đợi sau đây:
Nội dung
Sự lạc quan
Theo Diana DeLonzor, tác giả cuốn sách “Never Be Late Again”, những người thường xuyên đi muộn có xu hướng lạc quan hơn. Là những người lạc quan, những người đến muộn có khả năng nhìn thấy những khía cạnh tươi sáng của mọi thứ. Họ có xu hướng nghĩ rằng họ có nhiều thời gian hơn thực tế.
Sự lạc quan là một đặc điểm rất đáng được mong đợi ở nơi làm việc. Những người lạc quan có xu hướng kiên cường hơn và có khả năng đối đầu tốt hơn với những trở ngại. Có một sự tương quan chặt chẽ giữa lạc quan và sự thành công. Nghiên cứu của Martin Seligman thuộc Đại học Pennsylvania, được trình bày trong cuốn sách “Học cách lạc quan: Cách thay đổi suy nghĩ và cuộc sống của bạn“, cho thấy rằng các chuyên gia bán hàng có sự lạc quan sẽ làm việc tốt hơn những người khác tới 37%.
Sự sáng tạo
Năm 2001, Jeff Conte, một giáo sư tại Đại học Bang San Diego, đã thực hiện một nghiên cứu nhằm đo lường ảnh hưởng của các đặc điểm tính cách đối với nhận thức về thời gian. Ông yêu cầu những người tham gia đánh giá xem họ nghĩ 60 giây sẽ trôi qua trong bao lâu.
Những người tham gia sẽ được chia làm 2 loại dựa trên đặc điểm của họ: “nhóm A” (các đặc điểm như tham vọng và khả năng cạnh tranh) suy nghĩ là 58 giây, trong khi “nhóm B” (những người có các đặc điểm như sáng tạo và phản xạ) cho rằng nó trôi qua trung bình là 77 giây.
Theo nghiên cứu, những cá nhân sáng tạo không giỏi trong việc lọc bỏ sự phân tâm. Tâm trí của họ di chuyển tự do từ ý tưởng này sang ý tưởng khác mà không bị ràng buộc. Mặc dù sự hấp dẫn này thúc đẩy sự sáng tạo, nhưng nó cũng khiến tâm trí của họ lang thang trước những sự kiện trên lịch và bị trễ những commitments mà họ đã cam kết hoàn thành.
Khả năng thấp mắc chứng rối loạn thần kinh (neuroticism)
Một số người rất đúng giờ bày tỏ sự lo lắng về việc đến muộn. Đi muộn sẽ cảm thấy không an toàn và dẫn đến căng thẳng. Các nhà tâm lý học phỏng đoán rằng khi các cá nhân thể hiện sự lo lắng về việc đến muộn, thì có điều gì đó sâu xa hơn đang xảy ra – họ đang trải qua sự lo lắng về cuộc sống nói chung.
Theo một nghiên cứu năm 2006 được công bố trên Tạp chí Journal of Research in Personality, những người có thói quen đúng giờ có biểu hiện mức độ rối loạn thần kinh cao hơn.
Rối loạn thần kinh có thể tạo ra bầu không khí độc hại cho nơi làm việc. Những người bị rối loại thần kinh dễ thất thường và dễ bị trầm cảm. Những người này cũng kiếm được ít tiền hơn những người khác.
Không còn nghi ngờ gì nữa, việc đi trễ kinh niên có thể là một tác nhân độc hại ở nơi làm việc, tàn phá lợi nhuận của công ty và tinh thần của các nhân viên khác. Tuy nhiên, chúng ta không nên quá vội vàng loại bỏ những cá nhân thường xuyên muộn giờ làm và cho rằng những người này là kém cỏi. Nó chỉ ra rằng tật trễ giờ mãn tính có thể không phải là một điều tồi tệ.
Thật dễ dàng để chơi trò chơi đổ lỗi. Nhưng những người đến sau thường không cố tỏ ra thô lỗ hoặc thiếu cân nhắc trong việc lãng phí thời gian của bạn. Chúng có nguồn gốc di truyền để giảm ưu tiên đúng giờ. Các nhà lãnh đạo nên dành thời gian để xem xét những đặc điểm độc đáo của nhân viên. Hãy thử huấn luyện, thực hiện sắp xếp công việc linh hoạt hơn và các chiến thuật tạo động lực trước khi bạn la mắng những người đến muộn.