Kỷ luật tự giác xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như sự kiên trì, kiềm chế, sức chịu đựng, suy nghĩ trước khi hành động và hoàn thành những gì bạn đã bắt đầu làm.
Kỷ luật có nghĩa là khả năng thực hiện các quyết định và kế hoạch, bất chấp sự bất tiện, khó khăn hoặc trở ngại.
Nội dung
Kỷ luật bản thân là gì?
Dưới đây là một số từ định nghĩa và mô tả ý nghĩa của kỷ luật:
- Kỷ luật bản thân có nghĩa là tự chủ, giảm thiểu những điều không lành mạnh có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực.
- Một trong những đặc điểm chính của kỷ luật là khả năng từ bỏ sự hài lòng và niềm vui ngay lập tức để đạt được một số lợi ích lớn hơn hoặc kết quả thỏa mãn hơn, ngay cả khi điều này đòi hỏi nỗ lực và thời gian.
Kỷ luật bản thân không phải là một lối sống trừng phạt hay hạn chế như một số người nghĩ, và nó không liên quan gì đến việc suy nghĩ hạn hẹp hay sống như một thầy tu. Kỹ năng này là sự thể hiện sức mạnh bên trong và sức mạnh bền bỉ, rất quan trọng để giải quyết các công việc trong cuộc sống hàng ngày và để đạt được mục tiêu.
Kỷ luật bản thân là thứ mà bạn phải có để cưỡng lại những cám dỗ ở xung quanh bạn. Để thành công bền vững, kỷ luật bản thân chính là vạn sự khởi đầu nan. Lúc đầu bạn sẽ thấy khó có thể đạt được nhưng sau khi rèn luyện thành thói quen bạn sẽ bắt bản thân làm những việc cần làm và không bao giờ bỏ cuộc trong bất kì mọi tình huống.
Kỷ luật là yếu tố cần thiết luôn ở quanh bạn dù bạn làm gì và ở đâu. Kỷ luật là nhân tố không thể thiểu làm nên sự thành công cho cá nhân hay doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không thể thành công nếu nhân viên cứ chậm deadline hay một cá nhân sẽ không bao đạt được mục tiêu giỏi tiếng Anh nếu không hoàn thành bài tập thực hành ở nhà.
Tính kỷ luật (self-discipline) chính là luôn đặt ra mục tiêu và kế hoạch rồi cố gắng hoàn thành và đạt được mục tiêu đó, không để cho cảm xúc, sự buông thả và sự lười biếng làm ảnh hướng. Người có tính kỷ luật là người quyết đoán, luôn đối mặt với khó khăn để giải quyết nó chứ không hề tránh né, hay bỏ cuộc giữa chừng.
Tại sao bạn không kỷ luật?
Không có mục tiêu rõ ràng
Người có kỷ luật bản thân luôn xác định được mục tiêu sống rõ ràng, biết mình muốn gì, điều đó như thế nào, thực hiện nó ra sao. Họ sống và nỗ lực hướng tới những mục tiêu đó.
Không kiên trì
Tính kỷ luật chỉ được hình thành khi một người luôn cố gắng theo đuổi, không bỏ cuộc với bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Để đạt được mục tiêu đặt ra, cần kiên trì trong việc tuân thủ các quy tắc và giới hạn mà bản thân đã thiết lập.
Không tự kiểm soát bản thân
Hình thành kỷ luật bản thân có thể là đang đi ngược lại với những ham muốn, sở thích cá nhân. Khi có khả năng tự kiểm soát tốt, một người sẽ dễ dàng hơn trong việc giữ bình tĩnh trước những tình huống áp lực. Đồng thời hạn chế việc nói quá nhiều hay có những hành động nông nổi, biết suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.
Dễ bị tác động
Một người thường xuyên bị những yếu tố bên ngoài tác động, cám dỗ thì không thể có kỷ luật bản thân tốt được. Do đó, người có kỷ luật bản thân tốt luôn biết quyết tâm gạt bỏ hoàn toàn cám dỗ và bám sát mục tiêu để hành động, buộc mình phải tránh xa những tác động tiêu cực khiến bản thân xao nhãng, mất tập trung.
Lặp lại một công việc, nhiệm vụ
Hầu hết để hình thành nên tính kỷ luật cần phải lặp đi lặp lại một công việc trong một khoảng thời gian, cho đến khi trở thành thói quen và làm nó mà không cần bất kỳ động lực nào. Những công việc có thể giải quyết ngay thì có thể đòi hỏi ít hoặc không cần kỷ luật bản thân. Còn một số công việc đòi hỏi phải lặp đi lặp lại như chạy bộ, tập Yoga, học tiếng Anh,…
Tìm hiểu thêm: Không có Kỷ Luật – Nô lệ của cảm xúc
Lợi ích của kỷ luật
Kỷ luật bản thân cùng với ý chí có thể giúp bạn vượt qua sự lười biếng, trì hoãn và thiếu quyết đoán. Những kỹ năng này giúp bạn có thể thực hiện hành động và kiên trì với nó, ngay cả khi hành động đó khó chịu và đòi hỏi nỗ lực.
- Rèn luyện sự điều độ trong những gì bạn làm, trở nên kiên nhẫn, bao dung, hiểu biết và ân cần hơn.
- Giúp chịu được áp lực và ảnh hưởng từ bên ngoài.
- Một người có kỷ luật tự giác là người đúng giờ hơn những người khác và đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn vào việc mình làm.
- Tăng khả năng kiểm soát cuộc sống của bản thân hơn, đặt ra các mục tiêu và thực hiện các bước cụ thể để đạt được chúng.
Tính kỷ luật tự giác được khắc họa rất rõ nét trong câu chuyện thỏ và rùa cùng nhau tiến hành một cuộc chạy đua. Con thỏ biết rằng mình nhanh hơn nên nó cho phép mình chợp mắt giữa cuộc đua.
Tìm hiểu thêm: Kỷ luật tự giác – chìa khóa thành công và hạnh phúc
Phương pháp rèn luyện kỷ luật bản thân
Tính kỷ luật không tự nhiên sinh ra mà có được và cần có thời gian rèn luyện và trau dồi. Như bạn biết, người Nhật nổi tiếng với Đức tính kỷ luật, nhưng không phải do gen của họ hay họ sinh ra đã có đức tính đó. Trên thực tế, những em bé ở Nhật được rèn luyện từ khi mới 2 tuổi. Vậy với chúng ta, làm thế nào để rèn tính kỷ luật?
B1: Suy nghĩ về lý do
Phải chăng bạn muốn đạt được một mục tiêu cụ thể nhưng bị ngăn trở bởi những vật cản nhất định? Có thể bạn muốn dậy sớm, nhưng lại có thói quen ngủ rất muộn. Có thể kỹ năng âm nhạc “đã từng xuất sắc” đang mai một dần vì thiếu tập luyện. Hoặc có thể bạn đang cố gắng giảm cân, nhưng không thích tập thể dục. Hãy dành thời gian suy nghĩ để thu gọn lại những mục tiêu mình đề ra.
B2: Hình dung mục tiêu
Hoạt động hình dung là chìa khóa thành công cho việc đặt mục tiêu. Ít nhất một lần, bạn phải suy nghĩ rõ ràng và cụ thể hóa hình dung mục tiêu. Sau đó, bạn phải để những mục tiêu đó xoay quanh mình – về mặt thể chất hoặc tinh thần.
- Một cách thức hình dung hiệu quả để đạt được mục tiêu là mô phỏng quá trình. Với mẹo này, bạn phải mường tượng bản thân thực hiện những bước cần thiết để đạt được một mục tiêu, thay vì chỉ tưởng tượng kết quả cuối cùng.
- Những cách khác để luyện tập hình dung là thiền mỗi ngày hoặc tạo ra bản vẽ tầm nhìn cho những mục tiêu.
B3: Lên kế hoạch hành động
Kế hoạch có thể được tạo lập dưới dạng bảng, bạn có thể tự vẽ tay hoặc sử dụng các phần mềm máy tính như Microsoft Word hoặc Excel. Tạm thời đừng lo nghĩ về nội dung của bảng này. Đó là bước tiếp theo! Cân nhắc thêm đề mục phía trên, ví dụ như Tập thể dục Đều đặn. Sau đó, hãy thêm các tiêu đề dưới đây lần lượt cho từng cột:
- Hành động
- Thời điểm Bắt đầu
- Các Vấn đề Tiềm tàng
- Chiến lược để Vượt qua Các Vấn đề Tiềm tàng
- Báo cáo Tiến độ
- Khi thêm xong các tiêu đề, hãy hoàn thành từng cột dưới mỗi tiêu đề đó.
B4: Hành động NGAY lập tức
Hành động sẽ là những bước bạn cần thực hiện để đạt được mục tiêu. Sau khi đề ra một số hành động có ý nghĩa, hãy cân nhắc thời điểm bắt đầu mục tiêu đưa bản thân vào quy củ.
- Những bước hành động có thể là bất kỳ điều gì, từ việc giới hạn thời gian làm những điều vô bổ đã cản trở bạn hoàn thành bài tập thể dục, cho đến việc đảm bảo quần áo tập thể dục đã được chuẩn bị sẵn vào đêm trước đó.
- Nếu gặp khó khăn khi suy nghĩ về những ý tưởng, động não là kỹ thuật hữu ích cho bạn. Việc hỏi ý kiến người nhà, bạn bè hoặc ai đó mà bạn quen biết cũng có thể có lợi. Khả năng cao là bạn sẽ nghĩ tới nhiều hành động, do đó bạn cần nhiều hàng ngang trong bảng kế hoạch. Hãy dành đủ thời gian cần thiết và đề cập tới tất cả những gì bạn nghĩ ra.
- Bạn có thể lên kế hoạch bắt đầu từ hôm nay, ngày mai hoặc một thời điểm sau đó trong tuần/tháng. Hãy giữ kế hoạch thực tế bằng cách để tâm tới những giới hạn về mặt thời gian. Ví dụ, nếu hành động cần làm là “Tập thể dục mỗi ngày lúc 6 giờ sáng”, bạn sẽ không thể thực hiện mục tiêu này trong hôm đó nếu ý tưởng trên xuất hiện vào giờ chiều.
B5: Lên kế hoạch cho rủi ro
Cân nhắc tất cả những khó khăn có thể xảy ra với các bước hành động trong kế hoạch và phác thảo kế hoạch xử lý những khó khăn đó khi chúng xuất hiện. Ví dụ, nếu quyết định chọn mục tiêu “Tập thể dục mỗi ngày lúc 6 giờ sáng”, nhưng chắc hẳn rằng khi chuông báo thức kêu, bạn sẽ chỉ nhấn nút “hoãn báo thức” và chịu thua cám dỗ để ngủ tiếp, hãy viết về vấn đề như sau: “Mình sẽ lại ngủ tiếp”.
- Để thay thế, bạn có thể nghĩ đến các biện pháp có hiệu quả trong quá khứ. Tuy nhiên, căn cứ vào những trải nghiệm trong quá khứ, nếu biết rõ rằng ý tưởng nào đó nhiều khả năng không thể trở thành chiến lược đối phó với khó khăn (ví dụ, tự hứa rằng bạn sẽ thuyết phục bản thân dậy sớm lần sau, dù việc đó đã thất bại nhiều lần), hãy từ bỏ ý định này.[3]
- Khi sử dụng lại những phương pháp không hiệu quả, bạn sẽ chỉ khiến bản thân thất vọng mà thôi. Hãy chuyển sang những ý tưởng khác. Ví dụ, việc đặt chuông báo thức ở xa giường ngủ có thể giúp bạn thức dậy, bởi bạn sẽ mất nhiều công sức hơn để tắt báo thức.
B6: Cập nhật tiến độ
Bắt đầu hành động và thực hiện những chiến lược xử lý vấn đề vào thời điểm đã đề ra. Khi thực hiện những công việc này, ghi lại ngày thực hiện và liệu chiến lược đó có thành công hay không. Sau khoảng thời gian thực hiện kế hoạch, hãy xem lại những nhận xét mà bạn có trong quá trình.
- Khi xem xét kế hoạch, hãy nghĩ về những hoạt động hiệu quả và không hiệu quả. Với những hoạt động không hiệu quả, tự hỏi liệu bạn có thể học được gì hữu ích từ những trải nghiệm đó để giúp bản thân tiến gần hơn tới mục tiêu vào lần sau, đồng thời thêm những bài học này vào kế hoạch.
- Nếu không học hỏi được gì từ trải nghiệm, hãy bỏ chiến lược hiện tại và áp dụng phương pháp thay thế. Quay lại các bước gợi ý trước đây và nghĩ thêm nhiều ý tưởng mới, nếu bạn đang gặp khó khăn trong phần này.
Tìm hiểu thêm: Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân
Tổng kết
- Cân nhắc những thói quen xấu, ví dụ như sử dụng vô tuyến, máy tính hay internet quá nhiều, dành quá nhiều thời gian chơi trò chơi điện tử, v.v. và việc đó sẽ giúp bạn quản lý thời gian tốt hơn, bạn cũng sẽ có nhiều thời gian hơn cho những hoạt động có ích.
- Những mục tiêu dựa vào hành động là ý tưởng tuyệt vời. Thay vì mục tiêu giảm 9 cân, vì sao bạn không lựa chọn mục tiêu tập thể dục mỗi ngày?
- Theo dõi tiến độ hàng ngày, bởi hoạt động này sẽ cho bạn biết mình đã hoàn thành được bao nhiêu phần việc và thúc đẩy bạn tiếp tục tiến lên.