- Tài chính cá nhân – Phần 1: Quản lý tài chính hiệu quả
- Tài chính cá nhân – Phần 2: Tiết kiệm sớm – Tự do tài chính sớm
- Tìm hiểu F.I.R.E – Độc lập tài chính và Nghỉ hưu sớm
- 5 mẹo tài chính để học hỏi từ Gen Z
- 5 lời khuyên về cách quản lý tài chính hiệu quả hơn
Nội dung
Giới thiệu
Để xây dựng một cuộc sống an toàn về tài chính, bạn cần xác định được trạng thái hiện tại của bản thân và mục tiêu bạn muốn hướng đến. Việc cần làm, là chúng ta cần tìm ra hướng đi phù hợp với bản thân để đạt được mục tiêu và không vướng vào những khó khăn không cần thiết.
- Việc đầu tiên, đó là: Hít thở sâu. Thư giãn vai của bạn.
Tất cả chỉ bao gồm 7 bước và mọi người đều có thể thực hiện được.
- Một số mục tiêu sẽ mất nhiều năm. Đó là một phần của kế hoạch!
- Nhưng bạn cũng nhận được phần thưởng ngay lập tức: bớt căng thẳng hơn rất nhiều kể từ phút bạn bắt đầu kiểm soát tất cả những rắc rối tiền bạc đang gặp phải.
Theo một cuộc khảo sát năm 2019, cứ 10 người trưởng thành thì có 9 người nói rằng không có gì khiến họ hạnh phúc hoặc tự tin hơn việc có tài chính ổn thỏa.
Đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Xây dựng tài chính cá nhân là một quá trình lâu dài và liên tục. Mục tiêu tài chính có thể chia thành 2 nhóm:
- Một số mục tiêu mà bạn mong muốn đạt được trong thời gian ngắn.
- Một số mục tiêu khác dài hạn. Ví như như: Mua nhà, mua xe, nghỉ hưu sớm … Việc bạn cần làm là bắt đầu càng sớm càng tốt.
Việc trước tiên, chúng ta cần lên danh sách các mục tiêu cần đạt được về Tài chính cá nhân. Việc lập kế hoạch hành động sẽ dễ dàng hơn khi bạn hiểu rõ những gì bạn đang mong muốn đạt được.
- Đảm bảo cho bản thân một khoảng thời gian yên tĩnh để suy nghĩ kỹ càng.
- Gợi ý: Điều gì sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và thoải mái? Về cơ bản, đó là một kế hoạch tài chính: phương tiện giúp bạn cảm thấy an toàn và yên tâm, để bạn có thể tập trung vào cuộc sống, không phải lo lắng.
Những điểm cần lưu ý:
- Các mục tiêu ngắn hạn cần đạt được trong năm tới: Xây dựng một quỹ khẩn cấp có thể trang trải ít nhất ba tháng chi phí sinh hoạt. Giữ cho các khoản phí thẻ tín dụng mới được giới hạn ở mức bạn có thể trả hết mỗi tháng.
- Gợi ý: Tạo và tuân theo ngân sách. Thanh toán số dư thẻ tín dụng hiện có.
- Mục tiêu dài hạn: Bắt đầu tiết kiệm ít nhất 10% tổng lương mỗi năm để nghỉ hưu. Tiết kiệm cho một khoản thanh toán trước khi mua nhà.
Tạo ngân sách
Tạo ngân sách là một bước giúp cho mọi mục tiêu tài chính khác có thể thành công.
Ngân sách là một danh mục liệt kê toàn bộ thu nhập (công việc chính và phù) và chi phí.
- Mục đích của việc này, là giúp bạn biết được toàn bộ ngân sách của mình đang như thế nào.
- Từ đó, sẽ có những điều chỉnh phù hợp.
Một cách để phân tích dòng tiền hiện tại của bạn là chạy nó thông qua khung ngân sách 50/30/20.
Với cách tiếp cận này,
- Mục tiêu là dành 50% thu nhập của bạn cho các chi phí thiết yếu (ví dụ: tiền thuê nhà / thế chấp, tiền ăn, tiền mua xe)
- 30% cho các chi phí cần thiết khác (ví dụ, điện thoại và các gói phát trực tuyến) hoặc “nice to haves” chẳng hạn như đi ăn ở ngoài, mua quà tặng người thân.
- 20% cuối cùng dành cho tiết kiệm: xây dựng các khoản dự trữ khẩn cấp của bạn, tích trữ tiền để nghỉ hưu và tiết kiệm đủ tiền để trả trước cho một ngôi nhà hoặc chiếc xe hơi tiếp theo của bạn.
Bạn có thể sử dụng Excel hoặc Google Drive để giúp tạo ngân sách và theo dõi tiến trình của mình. Ngoài ra còn có các ứng dụng lập ngân sách mà bạn có thể đồng bộ hóa với tài khoản ngân hàng, để có thể theo dõi chi tiêu trong thời gian thực.
Xây dựng quỹ khẩn cấp
Về lý thuyết, quỹ khẩn cấp không đơn thuần là một khoản tiết kiệm cho những chi phí phát sinh (ví dụ như sửa xe, du lịch).
Thay vào đó, nó còn phải đảm bảo khả năng chi trả cho những hoá đơn lớn ngoài kế hoạch. Và thậm chí, nó đủ điều kiện để trở thành một khoản thu nhập thay thế khi bạn đột ngột mất việc hoặc mất đi nguồn thu nhập chính.
- Do đó, nhiều chuyên gia khuyến nghị định mức tối thiểu cho khoản này tối thiểu bằng 3 đến 12 tháng chi phí sinh hoạt cơ bản.
- Nếu vẫn đang trong giai đoạn “xây dựng quỹ khẩn cấp” thì bạn nên để giữ trong quỹ trái phiếu linh hoạt (loại được miễn phí mua bán) để vừa duy trì được kỉ luật khi xây quỹ lại vẫn đáp ứng khả năng linh hoạt nếu vẫn “chẳng may có việc gì”.
Nếu đã có đủ số dư quỹ khẩn cấp rồi thì nơi an toàn nhất để giữ quỹ là gửi tiết kiệm ngân hàng. Nhưng hãy chọn kỳ hạn 6 tháng, tự động tái tục lãi nhập gốc cho món này. Bạn cũng không cần phải quá khắt khe chọn ngân hàng nào lãi cao nhất cho món này vì đây là khoản dự phòng.
- Tiêu chí tiện lợi và nhanh chóng nên được ưu tiên hơn lãi suất, nên cứ chọn luôn tài khoản mà bạn vẫn hay rút tiền để gửi online.
- Hạn chế giữ tiền mặt cho quỹ khẩn cấp vì nhiều khi còn khiến chúng ta thay đổi mục đích của khoản tiền một cách nhanh chóng do dễ lấy.
Việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp bạn chi tiêu hiệu quả và hợp lý hơn. Tuy nhiên, đừng quá cứng nhắc khiến cuộc sống bạn phải “khó thở”.
Hãy dành ra thời gian vài tháng một lần để xem xét lại kế hoạch và đảm bảo nó đang hoạt động hiệu quả cho mục tiêu trong tương lai và cuộc sống hiện tại của bạn.
Hãy nhớ rằng, bạn cần xây dựng một kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp với bạn, chứ không phải ép mình chạy theo một kế hoạch tài chính không thực tế.
Theo CNBC