Tài chính cá nhân – Phần 2: Tiết kiệm sớm – Tự do tài chính sớm

Tài chính cá nhân – Phần 2: Tiết kiệm sớm – Tự do tài chính sớm

Thanh toán khoản nợ thẻ tín dụng

Hiện nay, thẻ tín dụng (credit card) không còn là một khái niệm quá xa lạ. Tiện ích thanh toán trước, trả tiền sau đối với hầu hết mọi loại giao dịch, như chi trả hóa đơn điện nước, ăn uống, mua sắm trực tuyến… khiến thẻ tín dụng ngày càng trở nên phổ biến và dần trở thành vật không thể thiếu đối với lối sống hiện đại.

Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, bạn có thể rơi vào “bẫy” thẻ tín dụng với tình trạng chi tiêu mất kiểm soát và vượt khả năng chi trả của bạn.

  • Với mức lãi suất dao dộng từ 20 – 30%/ năm tùy vào nơi phát hành, nợ tín dụng trở nên đáng sợ khi bạn chi tiêu quá mức và quên hoặc không có khả năng thanh toán lại số tiền mình đã tiêu xài. Khi đó, với thói quen sử dụng thẻ tín dụng đã được hình thành, rất khó để bạn có thể tiết kiệm tiền và trả dứt nợ.
  • Món nợ dai dẳng không chỉ khiến bạn gia tăng lo âu và áp lực khi phải nỗ lực kiếm tiền trả nợ, mà còn ngăn cản bạn nghĩ đến những mục tiêu xa hơn trong tương lai như lập gia đình, mua nhà, du lịch, theo đuổi đam mê, …

Cách tốt nhất để bạn tránh xa nợ nần là xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân . Trong đó, bạn phân chia cụ thể ngân sách cho các khoản chi tiêu thiết yếu trong cuộc sống, rồi từ đó tự đặt ra giới hạn tín dụng trong khả năng chi trả của mình. Như vậy, bạn sẽ an tâm tận hưởng tiện ích của thẻ tín dụng mà không làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính cá nhân.

Thẻ tín dụng là một công cụ hữu ích, giúp bạn có khả năng thanh toán bất cứ lúc nào mà không cần lo ngại đến việc hết tiền. Tuy nhiên, sự thuận tiện này đòi hỏi bạn phải có trách nhiệm và kỷ luật trong việc quản lý ngân sách và chi tiêu của bản thân.

Hãy sử dụng một cách có chừng mực để không phải lo nghĩ đến việc sập “bẫy” thẻ tín dụng bạn nhé!

Thẻ tín dụng là một công cụ hữu ích, giúp bạn có khả năng thanh toán bất cứ lúc nào mà không cần lo ngại đến việc hết tiền. Tuy nhiên, sự thuận tiện này đòi hỏi bạn phải có trách nhiệm và kỷ luật trong việc quản lý ngân sách và chi tiêu của bản thân.

Thẻ tín dụng là một công cụ hữu ích, giúp bạn có khả năng thanh toán bất cứ lúc nào mà không cần lo ngại đến việc hết tiền. Tuy nhiên, sự thuận tiện này đòi hỏi bạn phải có trách nhiệm và kỷ luật trong việc quản lý ngân sách và chi tiêu của bản thân.

Tiết kiệm để nghỉ hưu

Ngay cả khi bạn còn nhiều năm nữa cho đến lúc nghỉ hưu, thì thời điểm để bắt đầu tiết kiệm là ngày hôm qua. Càng chờ đợi lâu với mục tiêu lớn này, bạn càng cần phải tốn nhiều công sức hơn để có  thể nghỉ hưu sớm.

Không có một quy tắc nào về số tiền bạn muốn (và cần) để dành cho việc nghỉ hưu, nhưng một nguyên tắc cơ bản là dành nhiều số tiền lương của bạn ở các độ tuổi khác nhau.

  • Như bạn có thể thấy bên dưới, việc có số dư tài khoản hưu trí bằng hai lần tiền lương của bạn ở tuổi 35 sẽ giúp bạn thành công.
  • Khi bạn 50 tuổi, mục đích là có gấp sáu lần mức lương của bạn trong tài khoản hưu trí và vào cuối những năm 60, bạn nên tiết kiệm gấp 10 lần tiền lương của mình.

Bắt đầu tiết kiệm ít nhất 10% tổng lương của bạn CÀNG SỚM CÀNG TỐT. Tiết kiệm 15% thậm chí còn tốt hơn. Nếu bạn đợi đến 30 tuổi mới nghiêm túc về việc này, bạn có thể sẽ cần tiết kiệm 20% lương trở lên để đạt được mục tiêu nghỉ hưu. Nếu bạn không thể đạt được 10% ngay lập tức, hãy cam kết lập kế hoạch tăng tỷ lệ đóng góp của bạn ít nhất một điểm phần trăm mỗi năm.

Bắt đầu tiết kiệm ít nhất 10% tổng lương của bạn CÀNG SỚM CÀNG TỐT. Tiết kiệm 15% thậm chí còn tốt hơn

Bắt đầu tiết kiệm ít nhất 10% tổng lương của bạn CÀNG SỚM CÀNG TỐT. Tiết kiệm 15% thậm chí còn tốt hơn

Vay nợ thông minh

Nhưng rủi ro tài chính lớn thường liên quan đến việc vay tiền: Căn nhà bạn muốn mua. Những chiếc xe bạn lái …

Chìa khóa để xây dựng sự an toàn tài chính là chỉ vay những gì bạn thực sự cần.

  • Và điều đó có thể trở nên khó khăn bởi vì ngay khi bạn đang tìm mua nhà / xe hơi, những người cho vay tập trung vào việc cho bạn biết mức tối đa mà bạn được phép vay.
  • Không ai sẽ nhìn vào mắt bạn và đề nghị bạn vay ít hơn.
  • Người cho vay sẽ không quan tâm đến việc khoản vay mà họ đang treo lơ lửng trước mặt bạn tác động như thế nào đến khả năng đáp ứng tất cả các mục tiêu khác của bạn.

Mọi thứ đều phục thuộc vào BẢN THÂN BẠN.

Mục tiêu của bạn luôn phải là vay càng ít càng tốt để đáp ứng mục tiêu của bạn.

  • Bạn càng vay ít, bạn càng có nhiều tiền cho các mục tiêu khác.
  • Bạn cần một chiếc xe hơi? Được rồi, nhưng bạn có cần một chiếc xe mới với mọi gói cao cấp không? Bạn có giải pháp nào tiết kiệm và thoải mái hơn hay không?

Với ngôi nhà cũng vậy. Một nghiên cứu gần đây cho thấy giá trung bình của một ngôi nhà bốn phòng ngủ cao hơn 1 tỉ đồng so với một ngôi nhà ba phòng ngủ. Hoặc xem xét một chặng đường đi làm dài hơn một chút, đó cũng có thể là một khoản tiết kiệm tiền lớn.

Vay càng ít càng tốt là cách bạn giải phóng hàng trăm triệu đồng trong ngân sách của mình để dành cho các mục tiêu khác.

Theo CNBC

Bài viết cùng chủ đề<< Tài chính cá nhân – Phần 1: Quản lý tài chính hiệu quảTìm hiểu F.I.R.E – Độc lập tài chính và Nghỉ hưu sớm >>
Từ khóa:
VGacy.com cung cấp các bài viết và góc nhìn về các chủ đề như lãnh đạo, quản lý, kinh doanh và các xu hướng mới trong ngành công nghiệp.

Vgacy Thoughts

VGacy.com cung cấp các bài viết và góc nhìn về các chủ đề như lãnh đạo, quản lý, kinh doanh và các xu hướng mới trong ngành công nghiệp.